Friday, 11/10/2024
Ngày đăng: 05/08/2024 - Lượt xem: 22
Xem với cỡ chữ

Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại động vật

Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Ngân Sơn, ngày 29/7/2024 tại Tiểu khu Phố, thị trấn Vân Tùng xuất hiện 01 con chó khoảng 02 tháng tuổi của hộ gia đình Chu Phúc Hân cắn cháu Hoàng Tuấn Kiệt, sau khi cắn người gia đình đã nhốt con chó vào lồng để theo dõi, đến ngày 30/7/2024 con chó bị chết, trước khi chết chó có biểu hiện như bỏ ăn, hung dữ, cào cắn lồng ... Trước tình hình trên, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp đã cử cán bộ chuyên môn, phối hợp với UBND thị trấn Vân Tùng tiến hành kiểm tra, xác minh, lấy mẫu bệnh phẩm và tổ chức tiêu hủy chó chết theo quy định. Đến ngày 31/7/2024, Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương đã trả lời kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh Dại.

Trước diễn biến về tính nguy hiểm và nguy cơ lây lan ra diện rộng của dịch bệnh Dại trên địa bàn, để kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện các nội dung sau:

1. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

1.1. Đối với thị trấn Vân Tùng

- Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, cơ quan y tế địa phương khẩn trương điều tra dịch tễ về tình hình dịch bệnh Dại tại Tiểu khu phố và khu vực xung quanh, giám sát phát hiện sớm tất cả các trường hợp bị chó, mèo cào, cắn, các trường hợp phơi nhiễm phải tiêm vắc xin và kháng huyết thanh phòng bệnh dại.

- Thông báo rộng rãi cho người dân trên địa bàn nơi có con chó bị Dại cắn người và khu vực xung quanh, nếu có người bị chó, mèo cào, cắn, phơi nhiễm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh.

- Tổ chức thực hiện nghiêm việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo, đảm bảo tối thiểu đạt 90% trở lên trong diện tiêm đối với vùng dịch; đạt 80% trở lên so với diện tiêm đối với vùng bị dịch nguy hiếp.

1.2. Đối với các xã, thị trấn còn lại

- Triển khai thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 25/02/2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2022-2030; Chương trình số 10/CTr-UBND ngày 04/3/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Ngân Sơn về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện Ngân Sơn giai đoạn 2022 - 2030;

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo và các loại động vật khác có nguy cơ gây bệnh nhất là việc tiêm vắc xin và phòng, chống bệnh Dại cho chó, mèo; thực hiện đầy đủ việc tiêm và điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, mèo cào, cắn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền tới từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trước và sau phơi nhiễm cho người và động vật để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. Đặc biệt là các hộ nuôi chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại hoặc vắc xin đã hết thời hạn miễn dịch, chủ động liên hệ thú y tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi.

2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh Dại, mối nguy hiểm và các biện pháp phòng tránh; phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại thuộc địa bàn phân công.

3. Phòng Nông nghiệp và PTNT

- Tham mưu triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo văn bản chỉ đạo của cấp trên đảm bảo kịp thời và hiệu quả.

- Phối hợp với các phòng, ban liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu, rộng về quản lý chó, mèo và các loại động vật khác có nguy cơ gây bệnh Dại; kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp phòng, chống bệnh Dại khi cần thiết.

4. Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông

- Phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng các bản tin, tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết người và động vật mắc bệnh Dại, nghị mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng tránh bệnh Dại ở người; hướng dẫn người bị chó, mèo cào cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cào cắn và đến cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.

5. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp

- Phối hợp với các phòng, ban liên quan và UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định.

- Chủ động liên lạc với Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị cung cấp kịp thời vắc xin, hóa chất khử trùng (theo nhu cầu) để phục vụ công tác phòng, chống bệnh Dại đạt hiệu quả.

- Tổ chức giám sát, cảnh báo, chia sẻ thông tin, xử lý ổ dịch bệnh Dại; đánh giá nguy cơ và tham mưu triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

Với nội dung trên, đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc./.

File pdf

Nguồn: VP HĐND-UBND

Bài viết cùng chuyên mục